Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, kiện toàn bộ máy, phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh.

Để công tác đào tạo nghề phát huy được hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tỉnh đã có những cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề, nhờ đó nhiều lao động nông thôn sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề đã tìm được việc làm ổn định.

Để sử dụng có hiệu quả  nguồn kinh phí dành cho đào tạo nghề UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các lớp đào tạo nghề dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động; đồng thời, gắn đào tạo nghề với quy hoạch sản xuất và những cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của từng huyện, xã. Các nội dung  hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững đều được tổ chức các lớp dạy nghề cho người nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng  nguồn vốn hỗ trợ  ,góp phần hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.


Vận dụng kiến thức đào tạo nghề trồng rau của người dân xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương

Với mục tiêu mở 128 lớp dạy nghề (trong đó: 35 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp, 93 lớp đào tạo nghề nông nghiệp) cho trên 4.400 học viên trong năm 2017, đảm bảo phần lớn các học viên học xong có việc làm, ổn định cuộc sống. Đến nay đã tổ chức mở 115 lớp cho 3.896 học viên.

Nhiều địa phương đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; huy động được các nguồn lực của xã hội tham gia cho công tác đào tạo nghề và tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề; hỗ trợ và tạo điều kiện cho người sau học nghề  tổ chức sản xuất, kinh doanh. Thông qua các lớp dạy nghề, lao động nông thôn đã bước đầu áp dụng được kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...

Với việc triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó giúp lao động khu vực nông thôn có cơ hội tìm kiếm việc làm, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Thu Hương - Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

Tin cùng chuyên mục