Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2016-2020

I. MỤC TIÊU

1. Toàn tỉnh có trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (40/129 xã), trong đó: Duy trì, giữ vững 10 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu có thêm ít nhất 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Nâng số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 10 tiêu chí/xã năm 2015 lên 15 tiêu chí/xã năm 2020.

3. Thành phố Tuyên Quang có100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

II. NỘI DUNG

1. Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí đối với 10 xã đã đạt chuẩn, đảm bảo bền vững qua các năm để đề nghị công nhận đạt chuẩn 5 năm.

2. Tập trung nguồn vốn từ các chương trình, dự án để đầu tư, hỗ trợ, lồng ghép thực hiện tại 30 xã mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 theo lộ trình:

- Năm 2016: Có thêm 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Côn Lôn, huyện Na Hang; Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa; Đức Ninh, huyện Hàm Yên; Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; Ninh Lai, huyện Sơn Dương; Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang.

- Năm 2017: Có thêm 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Khuôn Hà, huyện Lâm Bình; Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa; Thái Hòa, huyện Hàm Yên; Trung Môn và Kim Phú, huyện Yên Sơn; Đại Phú và Hồng Lạc, huyện Sơn Dương.

- Năm 2018: Có thêm 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Lăng Can, huyện Lâm Bình; Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa; Nhân Mục, huyện Hàm Yên; Phú Lâm, huyện Yên Sơn; Sơn Nam, huyện Sơn Dương; Thái Long, thành phố Tuyên Quang.

- Năm 2019: Có thêm 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Hồng Thái, huyện Na Hang; Tân Thịnh, huyện Chiêm Hóa; Thái Bình, huyện Yên Sơn; Vĩnh Lợi và Cấp Tiến, huyện Sơn Dương; Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang.

- Năm 2020: Có thêm 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Thanh Tương, huyện Na Hang; Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa; Phù Lưu, huyện Hàm Yên; Phúc Ninh, huyện Yên Sơn; Sầm Dương, huyện Sơn Dương.

Tăng cường chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện Chương trình, phấn đấu nâng số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 10 tiêu chí/xã năm 2015 lên 15 tiêu chí/xã năm 2020, thành phố Tuyên Quang có100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới:

3.1. Các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch chi tiết và lộ trình cụ thể để thực hiện từng chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn thuộc lĩnh vực ngành quản lý và địa bàn được phân công phụ trách. Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình và hướng dẫn cấp xã tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại cơ sở.

3.2. Rà soát, đánh giá cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh, kịp thời bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách: Đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, đúng phương châm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”, theo hướng tạo thuận lợi để người dân, các cấp ủy, chính quyền cơ sở chủ động triển khai thực hiện.

3.3. Đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, thôn trên địa bàn tỉnh, cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp.

3.4. Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp để triển khai thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới. Huy động, lồng ghép các nguồn vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư: Tập trung nguồn lực cho phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt hạ tầng kỹ thuật gắn với sản xuất, đời sống của nhân dân; gắn kết quy hoạch các khu, cụm dân cư với phát triển sản xuất, theo hướng hình thành vùng sản xuất chuyên canh; khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp để làm đầu mối tiêu thụ, gắn sản xuất với thị trường.

3.5. Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình an sinh xã hội, đặc biệt chú trọng vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.