Tuyên Quang nỗ lực thực hiện công tác bình đẳng giới

So với giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 đề ra thêm mục tiêu mới là thúc đẩy bình đẳng giới, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Bởi vậy, đẩy mạnh công tác lồng ghép giới trong Chương trình NTM để nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ nhằm góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, hướng tới sự phát triển bền vững là nội dung được quan tâm thực hiện.

Hội nghị Truyền thông xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới tại huyện Na Hang

Xác định công tác bình đẳng giới là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Sở Lao động - TB và XH tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ vươn lên trong học tập, lao động, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ, tích cực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Năm 2022 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBND, ngày 26/4/2022 triển khai thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp như sau:

Mục tiêu cụ thể: Hằng năm, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 02 cuộc; Đến năm 2025 đạt 100% sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm;  Phấn đấu đến năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025;  Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông;  Đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.

Nhiệm vụ và giải pháp: Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và vào các đợt cao điểm hằng năm; Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội; Mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em; Nghiên cứu, vận dụng, áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông, phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông các ngành, các cấp; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông, phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông các ngành, các cấp; Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, nhân rộng các mô hình truyền thông về bình đẳng giới có hiệu quả.

Năm 2023 Ngành lao động đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Văn bản số 1072/UBND-THVX, ngày 21/3/2023 về việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới và hướng dẫn hoạt động năm 2023; Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội ban hành Văn bản số 399/SLĐTBXH-XH ngày 28/3/2023 về việc hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2023. Đồng thời phối hợp với các cơ quan lồng ghép vào các nội dung tuyên truyền tại cơ sở, bằng nhiều hình thức khác nhau, đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về vị trí, vai trò, sự đóng góp của phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần khắc phục bất bình đẳng giới trong cơ quan, đơn vị, gia đình và cộng đồng xã hội. Công tác tuyên truyền đã tập trung vào các đối tượng là nam giới, vận động nam giới tham gia chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ, thực hiện rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam; tuyên truyền, vận động nữ cán bộ tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua, các cuộc vận động; tổ chức lồng ghép các thông tin và kiến thức về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử trên cơ sở giới, cụ thể:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Treo 105 chiếc pa nô tuyên truyền  trên địa bàn các huyện, thành phố; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị thực hiện lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong các hoạt động giáo dục gắn với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và các chương trình, đề án liên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ; lồng ghép hoạt động thông tin, tuyên truyền, xây dựng phát hành các sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, giáo dục, vì sự tiến bộ phụ nữ thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu trao đổi, các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn, công đoàn tại đơn vị; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày gia đình, ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày Quốc tế phụ nữ, ngày Nhà giáo Việt Nam…, chỉ đạo các đơn vị triển khai cuộc thi viết “Tìm hiểu về Bình đẳng giới và Sự tiến bộ của phụ nữ”;

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở; Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện, thành phố tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện công tác gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình đến cán bộ, công chức, viên chức trong ngành và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tổ chức hưởng ứng Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và Tháng hành động quốc gia Phòng, chống bạo lực gia đình. Duy trì hoạt động 12 mô hình, trong đó: 9 mô hình Phòng, chống bạo lực gia đình, với 35 câu lạc bộ, 25 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình (các câu lạc bộ duy trì tổ chức tốt sinh hoạt theo định kỳ 2 tháng/lần); 02 mô hình Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam tại 09 thôn thuộc phường An Tường, thành phố Tuyên Quang và 08 thôn tại xã Tân Trào (Sơn Dương); 01 mô hình Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (Chiêm Hoá); phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng ứng xử trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình... trên hệ thống truyền thanh huyện, thành phố;

Sở Tư pháp chủ trì triển khai Các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý. Toàn tỉnh đã tổ chức 1.073 buổi tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở 6.790 buổi; biên soạn, cung cấp 186.153 bộ tài liệu tuyên truyền pháp luật; đăng tải trên Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Tuyên Quang, Fanpage Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Tuyên Quang;

Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện 72 chuyên mục phát thanh bằng 05 tiếng: Việt, Tày, Dao và Cao Lan và Mông; Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã hoàn thành trợ giúp pháp lý cho trợ giúp pháp lý cho 159 người, gồm: Tư vấn pháp luật cho 48 người, đại diện tham gia tố tụng cho 11 người, trong đó: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp đã trợ giúp pháp lý cho 126 người, gồm: tư vấn pháp luật cho 48 người; đại diện tham gia tố tụng cho 78 người; tổ chức 09 đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở, tuyên truyền pháp luật trực tiếp cho 1.568 lượt người, cung cấp 7.836 tờ gấp pháp luật;

Công an toàn tỉnh đã tổ chức hơn 120 buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho hơn 2.900 lượt cán bộ, công nhân viên, giáo viên, học sinh và Nhân dân (trong đó có lồng ghép các nội dung tuyên truyền về công tác bình đẳng giới, công tác phòng, chống bạo lực gia đình). Ngoài ra, lực lượng Công an các cấp đã tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền vận động và phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, tham gia thực hiện các hoạt động với Nhân dân. Tiến hành treo 35 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại trụ sở Công an tỉnh và tại các đơn vị có trụ sở độc lập ngoài Công an tỉnh để hưởng ứng các hoạt động; đăng tải 475 tin bài, 1.531 ảnh, 38 video clip trên Fanpage facebook Công an tỉnh Tuyên Quang với 81 nghìn lượt theo dõi Trang; xây dựng 24 chuyên mục phát thanh truyền hình với 49 phóng sự, 71 tin phát trên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh; xây dựng 06 phóng sự, 123 tin bài về đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trong và ngoài lực lượng xây dựng, đăng tải, phát sóng 61 tin bài phản ánh các hoạt động của lực lượng Công an Tuyên Quang trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh;

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Tổ chức 05 hội nghị truyền thông cho 1.619 học sinh về các kiến thức cơ bản về giới, bạo lực học đường trên cơ sở giới; 05 lớp tập huấn cho 200 cán bộ, hội viên phụ nữ về một số vấn đề về giới và phát triển, phụ nữ với quản lý tài chính và phát triển kinh tế gia đình; 02 lớp đào tạo, tập huấn cho 50 nữ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Hội LHPN 07 huyện/thành phố về các kiến thức cơ bản về giới; tăng quyền lực cho phụ nữ. …Hỗ trợ hội viên phụ nữ nâng cao kiến thức, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi và học nghề: phối hợp tổ chức 01 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ cho 30 hội viên (trong đó đã tặng 2,5 tấn phân bón trị giá 6,5 triệu đồng cho mô hình phát triển kinh tế); 02 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè Shan tuyết, cây đậu tương, đậu xanh cho 61 hội viên. Hưởng ứng Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023 do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Các cấp Hội chỉ đạo, hướng dẫn hội viên, phụ nữ, các tổ hợp tác/hợp tác xã/doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ/tham gia quản lý có ý tưởng sản phẩm/dịchvụ, dự án khởi sự kinh doanh/khởi nghiệp; duy trì Nhóm“Phụ nữ giúp nhau viên gạch hồng và phát triển kinh tế. Vận động được 39 triệu đồng, 25.524 viên gạch, hỗ trợ làm 69 công trình (nhà tắm, nhà tiêu, chuồng trại...) cho 69 hộ hội viên nghèo; hỗ trợ 05 mô hình phát triển kinh tế số tiền 68,328 triệu đồng; Tiếp tục hỗ trợ hội viên phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Tính đến ngày 31/5/2023, đã ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho 25.781 thành viên/746 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ trên 1.256,880 tỷ đồng. Thực hiện thỏa thuận với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho 14.179 thành viên/624 tổ vay vốn với dư nợ là 1.387,497 tỷ đồng. Việc thẩm định, giải ngân cho hội viên vay vốn được thực hiện đúng quy định; hướng dẫn sử dụng vốn vay hiệu quả,đúng mục đích; các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng và triển khai, lựa chọn xây dựng sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Đồng thời Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 tại 121 xã và 570 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 7 huyện, thành phố trong tỉnh. Đối tượng thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn, lấy chồng nước ngoài trở về, phụ nữ khuyết tật.

Ngoài ra còn duy trì thường xuyên và phát triển các mô hình đang hoạt động như: Câu lạc bộ ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; tổ phòng, chống bạo lực giới; “địa chỉ tin cậy”; “nhà tạm lánh” tại cộng đồng. Lồng ghép vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới vào hoạt động của các câu lạc bộ; phổ biến kiến thức, giúp nhau làm kinh tế của phụ nữ, nông dân, thanh niên, người cao tuổi...của các ngành thành viên.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng NTM, đến hết năm 2022 ngành Lao động - TB và XH đã thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận 62/122 xã đạt chuẩn nông thôn mới, (Chỉ tiêu 18.5 về đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; phòng chống xâm hại trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong gia đình và đời sống xã hội) trong bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021-2025 nhưng bất bình đẳng giới vẫn còn là một thách thức ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 2023 dự kiến tiếp tục thẩm định hồ sơ của 12 xã về đích NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí 18.5 lên 74 xã, góp phần không nhỏ vào thành công chung của tỉnh trong công cuộc xây dựng xã nông thôn mới.

Bà Mai Thị Thanh Bình, Phó giám đốc Sở Lao động-TB và XH tỉnh cho biết “Phụ nữ đang tham gia trực tiếp và vận động người thân trong gia đình xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tham gia sản xuất, kinh doanh. Ngày càng xuất hiện nhiều điển hình nữ nông dân mạnh dạn, năng động, vượt khó đi lên làm giàu từ chính quê hương của mình. Họ tham gia bảo tồn các nghề truyền thống, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn đưa ra thị trường. Nhiều phụ nữ đã hiến đất, góp công làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, các công trình về giáo dục, y tế, văn hóa và là lực lượng chủ chốt tham gia công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường nông thôn...” "Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng gia đình, lưu giữ, truyền lại các giá trị văn hóa truyền thống. Bằng tình yêu thương và trách nhiệm, phụ nữ luôn giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gia đình, cùng chồng chăm sóc, nuôi dạy con, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở cộng đồng luôn có bóng dáng và sự đóng góp của phụ nữ".

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, phụ nữ đóng vai trò tích cực, là nguồn nhân lực lớn trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, nhất là trong giai đoạn hiện nay xu hướng đô thị hóa và chuyển dịch lao động, nhiều nam giới từ nông thôn ra thành thị, phụ nữ đã trở lực lượng lao động chính ở một số vùng nông thôn./.

Lê Thiệu Tân/Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

Tin cùng chuyên mục