Tích cực thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng… thì việc thực hiện các tiêu chí về văn hóa giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc.

Giao lưu văn nghệ tại xã Thái Bình huyện Yên Sơn

Hai tiêu chí văn hóa trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, đó là: tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí số 16 về Văn hóa, 2 tiêu chí này được các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai, đạt hiệu quả thiết thực.

Tuyên Quang là địa phương có có 23 dân tộc cùng sinh sống. Ðông nhất là dân tộc Kinh chiếm 48,21%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày, chiếm 25,45%; dân tộc chiếm 11,38%; chiếm 8,0%; dân tộc Mông có  chiếm 2,16%; dân tộc Nùng có chiếm 1,90%; dân tộc Sán Dìu có chiếm 1,62%; các dân tộc khác chiếm 1,28%.

 Hiện toàn tỉnh có 7/7 huyện, thành phố có trung tâm văn hóa, truyền thông và thể thao đạt 100%; có 132/138 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa hoạt đạt 95,62%; có 1.640/1.739 thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa - khu thể thao, trong đó 1.139 nhà văn hóa - khu thể thao thôn, bản đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đối với 124 xã xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, hiện có 122/124 xã có nhà văn hóa, đạt 98,3%; có 75/124 xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 đạt 60,48%, có 119/124 xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 đạt 95,9%.

Thời gian vừa qua xây dựng NTM cơ bản tập trung vào nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, đến giai đoạn 2016-2020 tập trung vào nhóm tiêu chí nâng cao chất lượng đời sống của người dân, trong đó chú trọng đến các nhóm tiêu chí tổ chức sản xuất, văn hóa, môi trường. Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường sống sáng-xanh-sạch-đẹp; bảo đảm an ninh trật tự ngày càng tốt hơn vì vùng nông thôn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa của cộng đồng, văn hóa nông thôn là một bộ phận cấu thành của văn hóa dân tộc, do đó, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn giữ vị trí quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tham mưu, ban hành các văn bản để chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở triển khai thực hiện tiêu chí số 6 và 16 trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú có chiều sâu từ tỉnh đến huyện, xã với các hoạt động tuyên truyền và hoạt động văn hóa nghệ thuật hướng về cơ sở với chủ đề “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" qua đó phản ánh khách quan cuộc sống lao động sản xuất, đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Năm 2020 đã tổ chức trên 50 buổi tuyên truyền lưu động tại các trục đường, điểm chợ, thôn, bản, địa bàn đông dân cư phục vụ trên 100.000 lượt người nghe. Làm mới và thay đổi nội dung 125 cụm cổ động tại trung tâm huyện, thành phố trong đó có các xã và ven lộ của các xã xây dựng nông thôn mới; treo trên 2.350 lượt băng rôn; khẩu hiệu; biên tập 127 chương trình thông tin trong đó có 22 chương trình thông tin tổng hợp gắn với chủ đề về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức trên 1.300 buổi tuyên truyền thông qua các cuộc họp thôn bản, tổ dân phố, các hội thi, hội diễn... Các đội chiếu bóng lưu động khai thác các phim, tài liệu có nội dung về xây dựng nông thôn mới, thực hiện trên 890 buổi chiếu phim phục vụ đồng bào các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trước buổi chiếu phim, tập trung tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành xây dựng và biểu diễn chương trình nghệ thuật tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tại 7 huyện, thành phố. Công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức, vai trò quan trọng xây dựng nông thôn mới của người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.


Nhà văn hóa thôn Đồng Tâm xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng hầu hết các trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao cấp huyện, thành phố đã thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức hoạt động hiệu quả. Nhờ vậy, đã đảm bảo được yêu cầu phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị và nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hầu hết các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở đều đạt tiêu chí về diện tích đất quy hoạch và quy mô xây dựng của Bộ VH-TTDL. Năm 2020 xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa và cải tạo 28 nhà văn hóa và 09 sân thể thao xã, hoàn thành xây dựng mới 44 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao và khuôn viên, trong đó có 36 nhà văn hóa thôn, bản, 08 nhà văn hóa tổ dân phố, cụ thể: Huyện Na Hang 01 nhà; huyện Chiêm Hóa 21 nhà; huyện Hàm Yên 08 nhà; huyện Yên Sơn 11 nhà; thành phố Tuyên Quang 03 nhà.

Theo Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Văn Hòa, năm 2021, ngành sẽ tiếp tục thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tiếp tục tham gia đoàn thẩm định NTM tỉnh, thẩm định, xét công nhận các tiêu chí văn hóa của 11 xã mục tiêu năm 2020; kiểm tra, đánh giá kết quả duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đối với các huyện và thành phố.

Để thực hiện được các hoạt động trên, Sở VH-TT&DL cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và người dân ở nông thôn về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa; xây dựng và nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến trên địa bàn các huyện, thành phố.

Xuyên suốt mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, Chương trình xây dựng NTM ở Tuyên Quang không chỉ là câu chuyện của xây dựng hạ tầng, phát triển mô hình, nâng cao thu nhập... mà còn là hành trình bền bỉ, nhằm khơi dậy, bồi đắp những giá trị văn hóa tốt đẹp trong mỗi con người, mỗi gia đình và trong từng thôn, bản của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, văn hóa.

Đỗ Viết Nghị/Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

Tin cùng chuyên mục