Cán bộ và người dân xã Kim Phú tham gia xây dựng nông thôn mới (Ảnh nguồn internet)
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh, thực hiện chỉ đạo tại Thông báo số 988/TB-TQU của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các Ngân hàng đã tập trung thực hiện theo chỉ đạo và đạt được các kết quả sau: Các Ngân hàng đã chủ động, tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các thôn, tổ tại xã Kim Phú để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đến các tổ chức, cá nhân trên địa xã Kim Phú; thường xuyên theo dõi, nắm bắt, giải đáp, hướng dẫn theo đúng quy định các vấn đề còn vướng mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện; Thường xuyên cập nhật, nắm bắt nhiệm vụ, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Kim Phú, luôn bảo đảm nguồn vốn đầu tư tín dụng trên địa bàn, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu vốn tín dụng cho các tổ chức và cá nhân có nhu cẩu vay vốn và đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng. Không có trường hợp khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có nhu cẩu vay vốn mà không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng.
Về mạng lưới hoạt động
Hiện nay, trên địa bàn xã Kim Phú có 09 ngân hàng tham gia đầu tư tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngàn hàng TMCP Đẩu tư và Phát triền (B1DV), Ngân hàng TMCP Bưu điện - Liên Việt (Lienvietpostbank), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank), Ngàn hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Về kết quả đầu tư tín dụng ngân hàng
Tính đến nay, dư nợ đạt 348.064 triệu đồng, trong đó: Tín dụng thương mại: 317.723 triệu đồng; Tín dụng chính sách: 30.341 triệu đồng. Tổng nợ xấu trên địa bàn xã: 460 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,13% so với tổng dư nợ.
Về thực hiện chính sách lãi suất cho vay
Các ngân hàng trên địa bàn luôn chấp hành nghiêm túc quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của ngân hàng cấp trên trực tiếp về lãi suất huy động và lãi suất cho vay, nhất là lãi suất cho vay đổi với các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Đến nay, lãi suất cho vay ngắn hạn các đối tượng ưu tiên 4,0%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh: Từ 6,3%- 10%/năm; Lãi suất cho vay trung, dài hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh: Từ 9,5%- 12%/năm; so với dầu năm lãi suất cho vay giảm từ 0,5-3,5%/năm.
Về hoạt động hỗ trợ an sinh xã hội
Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Tuyên Quang đã thực hiện hỗ trợ làm mới nhà ở cho 05 hộ nghèo trên địa bàn xã; Vietcombank Tuyên Quang đã chuyển toàn bộ số tiền hỗ trợ kinh phí làm nhà thông qua ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phổ Tuyên Quang với tổng kinh phí hỗ trợ là 250 triệu đồng, bảo đảm đúng đối tượng, đúng quy định; 05 hộ được hỗ trợ đã hoàn thành làm mới nhà ở và đã đưa vào sử dụng gồm: Gia đình bà Trương Thị Thơ, thôn 25 xã Kim Phú; Gia đình ông Trần Văn Nguyên, thôn 25 xã Kim Phú; Gia đình ông Vi Văn Thân, thôn 25 xă Kim Phú; Gia đình ông Giàng A cồ, thông 26 xã Kim Phú; Gia đình ông Lương Văn Năm, thôn 26, xã Kim Phú.
Bên cạnh đó, các Tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn cũng tích cực triển khai các chương trình tín dụng đặc thù, tín dụng chính sách; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng cường cung ứng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu chính đáng, cấp thiết của người dân. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngân hàng, TCTD chủ động cân đối nguồn vốn, xây dựng kế hoạch huy động vốn, đầu tư cho vay chương trình xây dựng NTM.
Với sự vào cuộc tích cực của ngành Ngân hàng, chương trình xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn xã Kim Phú đang được thực hiện theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ. Ngành Ngân hàng cần tiếp tục chú trọng công tác huy động vốn, cân đối nguồn vốn tại chỗ, nguồn vốn trung, dài hạn, đảm bảo công tác thanh khoản; thực hiện tăng trưởng tín dụng phù hợp gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng; điều chỉnh cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên và các chương trình trọng điểm. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo, đối tượng chính sách; tăng cường công tác phối hợp giữa ngân hàng, TCTD với chính quyền địa phương... Chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp và ký kết nội dung ủy thác, phối hợp với các đoàn thể để triển khai hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn./.