Đổi mới tổ chức sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới tại Yên Sơn

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Sơn đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cải thiện nâng cao một bước đời sống nông dân, nông thôn. Đến nhiệm kỳ 2020-2025 huyện tiếp tục xác định phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là giải pháp then chốt để phát huy hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn các xã của huyện gắn với việc thực hiện tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm qua, với sự tập trung lãnh chỉ đạo quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền, sự phối hợp thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, đến nay sự nghiệp nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Yên Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện. Nông nghiệp phát triển với tốc độ khá, ổn định và bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần quan trọng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của toàn huyện. Thu nhập của đại bộ phận dân cư nông thôn không ngừng nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm nhanh. Cơ sở vật chất về y tế, giáo dục, văn hóa xã hội được tiếp tục đầu tư đồng bộ, hiện đại; người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa,... ngày càng tốt hơn; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới, phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn được giữ vững.

Tính đến hết năm 2021, trên địa huyện Yên Sơn có 118 Hợp tác xã (HTX) (85 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 33 HTX hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp) với 1.037 thành viên, 66 trang trại. Số HTX đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 là79 HTX. Tổng số vốn hoạt động, giá trị tài sản của HTX là 636.691 triệu đồng, doanh thu bình quân của 01 HTX đạt 725 triệu đồng/năm.Số lượng HTX hoạt động hiệu quả không ngừng tăng lên nhất là sau khi Luật HTX năm 2012 đi vào thực tiễn, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài. Đã xuất hiện thêm nhiều loại hình HTX hoạt động hiệu quả, sản xuất gắn chuỗi giá trị sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhậpcho các thành viên.

Để kinh tế tập thể, các HTX tích cực góp phần vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Sơn đã tổ chức triển khai tuyên truyền về kế hoạch xây dựng nông thôn mới hàng năm của tỉnh, huyện, tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các HTX. Coi trọng việc củng cố đối với các HTX khó khăn, rà soát, đánh giá chính xác số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX đảm bảo theo tiêu chí số 13 vềTổ chức sản xuất, góp phần đạt tiêu chí đối với các xã nằm trong lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới. Nhờ vậy đến nay, toàn huyện đã có 11 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, diện mạo vùng nông thôn của Yên Sơn có nhiều khởi sắc.

 

Mô hình nuôi ếch thương phẩm của HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Tiến Thành  xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân luôn được xác định là mục tiêu cốt lõi của Chương trình xây dựng nông thôn  mới (NTM) huyện Yên Sơn. Trong đó tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất các cây con chủ lực theo hướng chuyển từ “lượng” sang “chất” với việc xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm; hình thành các mô hình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Mỹ Bằng,mô hình ghép cải tạo và chăm sóc vườn nhãn chất lượng cao xã Thái Bình, vùng trồng nhãn tập trung với trên 140 ha trong đó gần 100 ha nhãn đang cho thu hoạch, năm 2021 tổng sản lượng nhãn cho thu hoạch đạt 1.500 tấn, tổng thu nhập khoảng 30 tỷ đồng; khuyến khích bà con nông dân trồng nhãn kết hợp phát triển nghề nuôi ong lấy mật từ nguồn hoa nhãn dồi dào, đến nay, tổng đàn ong trên địa bàn xã đã đạt gần 3.000 đàn. Thương hiệu Mật ong Bình Ca đã có chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh; triển khai dự án “Chăn nuôi gà lông màu tại xã Thái Bình”; khuyến khích và hỗ trợ các hợp tác xã (HTX) trong khâu dịch vụ sản xuất điển hình là Hợp tác xã nông sản an toàn Núi Mây xã Thái Bình (Yên Sơn) hoạt động chủ yếu là chăn nuôi dê; HTX Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Hùng Hậu hoạt động trong lĩnh vực buôn bán thực phẩm, mua bán mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa và nuôi với quy mô lên đến 1.000 đàn ong…. Khuyến khích các HTX thực hiện có hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP. Hiện nay,toàn huyện có 24 sản phẩm đã được chuẩn hóa, các sản phẩm bước đầu đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh, trong đó có 15 sản phẩm của 8 HTX đã được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (05 sản phẩm xếp hạng 4 sao; 10 sản phẩm xếp hạng 3 sao). Toàn huyện có 15/27 xã đạt tiêu chí thu nhập; 26/27 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo; 27/27 xã đạt tiêu chí về lao động có việc làm; 27/27 xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất…

Trong thời gian tới, các xã tiếp tục tập trung đẩy nhanh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng các chuỗi hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn với chuỗi các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng hàng nông sản. Trong đó, chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và đặc sản thế mạnh của xã theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng thương hiệu, bao bì nhãn mác sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, xác định đây là nội dung đột phá, động lực, sức sống của Chương trình NTM thời gian tới. Đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp thông qua HTX và nhóm hộ; tổ chức các chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản để thay thế cho mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp. Trong đó doanh nghiệp giữ vai trò đầu tàu, định hướng cho nông dân và HTX về quy mô, chất lượng, quy cách nông sản; HTX, tổ hợp tác là đầu mối đại diện của nông dân tham gia các liên kết với doanh nghiệp. Từng bước xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

Có thể nói, đổi mới tổ chức sản xuất chính là yếu tố quyết định nhằm tạo ra tiềm lực kinh tế vững chắc cho doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác cũng như các hộgia đình, gắn với đó là việc duy trì và nâng cao hơn nữa nhóm tiêu chí về Phát triển sản xuất. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, từ đầu năm đến nay, kinh tế tập thể của huyện Yên Sơn đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa tập trung phòng, chống dịch hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tích cực cho các thành viên, nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ đó góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và cùng với tỉnh thực hiện có hiệu quả đề áncơ cấu lạingành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới./.

Nguyễn Thị Thu Hương/Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

Tin cùng chuyên mục