Lăng Can phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, Đảng bộ xã Lăng Can đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển kinh tế, tranh thủ các nguồn lực đầu tư đẩy mạnh phát triển kinh tế, tuyên truyền vận động và khuyến khích nhân dân thâm canh tăng vụ, tổ chức tập huấn, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, phối hợp triển khai thực hiện các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, Hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn phù hợp với quy hoạch và điều kiện của xã cũng như quy hoạch chung của toàn huyện, các sản phẩm hàng hóa: Cây Bò khai, Giảo cổ lam và một số con vật nuôi như gà địa phương, lợn đen, dê núi, vịt bầu và cá...

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Lăng Can đã xây dựng Kế hoạch thực hiện theo giai đoạn và từng năm, huy động, lồng ghép các nguồn lực để duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt, hoàn thành các tiêu chí chưa đạt theo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, kết quả: Hoàn thành quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, điều chỉnh quy hoạch đến năm 2023 và định hướng đến năm 2028 được Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình phê duyệt tại Quyết định số 2080/QĐ-UBND ngày 25/12/2018; kết cấu hạ tầng thiết yếu của xã được tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, từng bước đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh như: Xây dựng Nhà văn hóa thôn bản, hệ thống điện thắp sáng đường quê, hệ thống kênh mương thủy lợi,...; các trường học trên địa bàn đã được đầu tư xây mới, nâng cấp cải tạo đạt chuẩn, nâng cấp cải tạo chợ đáp ứng các yêu cầu theo quy định.


Khu vực trung tâm xã Lăng Can

Trong phát triển kinh tế, xã đã tích cực huy động, lồng ghép các nguồn lực, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận nuôi, phát triển sản xuất, ngành nghề thủ công truyền thống nhằm phát huy lợi thế của từng thôn trên địa bàn xã.  Thực hiện Nghị quyết số 12 của Hội đồng nhân dân tỉnh xã đã hướng dẫn được 42 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn nuôi trâu sinh sản với 76 con trâu; Thực hiện Nghị quyết số 34a của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về việc phát triển một số cây trồng, vật nuôi là đặc sản có lợi thế trên địa bàn huyện đến năm 2020. Xã đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, hỗ trợ vốn, giống và khoa học kỹ thuật cho các hộ gia đình thực hiện các loại cây trồng, vật nuôi là đặc sản có lợi thế, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định; một số cây, con đã thực hiện cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch theo từng năm đề ra như: Cây Bò khai, Giảo cổ lam và một số con vật nuôi như gà địa phương, lợn đen, dê đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó, xã còn tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư sản xuất, chăn nuôi và phát triển dịch vụ. Được tiếp cận với các nguồn vốn của Ngân hàng đã giúp các hộ gia đình có điều kiện để đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt vươn lên thoát nghèo. 


Mô hình chăn nuôi lơn đen ở thôn Năm Đíp

Tính từ năm 2015 đến năm 2018 xã đã huy động tổng số kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên 188,8 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 56.670 triệu đồng; vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên 11 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các Chương trình 135, 293, 30a là 45,5 tỷ đồng; ngân sách của tỉnh trên 14 tỷ đồng; ngân sách của huyện trên 3,5 tỷ đồng; vốn vay tín dụng trên 46,8 tỷ đồng; doanh nghiệp trên 6 tỷ đồng; nhân dân đóng góp trên 61 tỷ đồng.  Với sự quan tậm của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến xã, cùng sự đoàn kết đồng thuận của nhân dân đến nay xã Lăng Can đã hoàn thành 19/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM. Diện mạo nông thôn ở xã Lăng Can đã có nhiều thay đổi theo hướng văn minh, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, an ninh trật tự được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng được nâng cao. Chất lượng về y tế, giáo dục, an sinh xã hội được đảm bảo, diện mạo nông thôn khang trang, sạch đẹp.   

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 – 2020 cùng với việc thực hiện Chương tình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Lăng Can đã phối hợp, tăng cường triển khai lồng ghép thực hiện các tiêu chí Đô thị loại V, nhất là xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết chế văn hóa, chỉnh trang Đô thị,... Đến hết năm 2019, xã đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện công nhận Đô thị loại V, đạt 76,75/100 điểm theo biểu chấm điểm các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định tại Nghị quyết số 1210 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại Đô thị.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh khảo sát công nhận xã Lăng Can đạt chuẩn nông thôn mới

Thời hian tới, cấp ủy, chính quyền xã Lăng Can tiếp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn; tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư nhân rộng các mô hình phát huy hiệu quả theo hướng liên kết sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm để tăng thu nhập cho nhân dân. Tập trung phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản theo quy hoạch được phê duyệt; xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, phát triển trở thành hàng hóa nông sản chủ lực, trọng tâm là phát triển cây, con là đặc sản của xã như: Con lợn đen, cá, vịt suối, dê, trâu, cây bò khai, giảo cổ lam, rau ngót rừng,... gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (Ocop); xây dựng thương hiệu, nhãn mác cho các sản phẩm, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao được giá trị hàng hóa nông sản, nâng cao thu nhập của người dân.

Bài, ảnh: Hà Khánh/Lambinh.tuyenquang.gov.vn

Tin cùng chuyên mục