Sơn Dương tổ chức thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân

Xác định nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân khu vực nông thôn trên địa bàn huyện là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới. Ngay từ khi triển khai thực hiện Chương trình, nhóm tiêu chí này được huyện Sơn Dương xác định là một trong 05 nhóm tiêu chí khó thực hiện trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Năm 2011, khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, hiện trạng nhóm tiêu chí

Năm 2011, khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, hiện trạng nhóm tiêu chí Kinh tế và Tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện đạt thấp. Thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 7,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo cao, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên dưới 90%; có 14/32 xã đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất. Đến nay, sau 10 năm thực hiện Chương trình, thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng/người/năm, tăng 25,8 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 31,88 % năm 2010 còn 9,49% năm 2019; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 100%.


Trồng rau ứng dụng công nghệ cao bằng phương pháp thủy canh tại xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương

Toàn huyện hiện có 59 Hợp tác xã đã chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, trong đó có 17 hợp tác xãchuyên canh về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bước đầu tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị...; có 238 trang trại đang hoạt động, đạt tiêu chí theo quy định; 06 làng nghề chè và 07 sản phẩm chè trên địa bàn huyện; bước đầu hình thành vùng chuyên canh sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các Hợp tác xã, trang trại, làng nghề trên địa bàn huyện cơ bản đã đáp ứng được việc sản xuất chế biến tiêu thụ các sản phẩm cho người dân, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và nộp ngân sách cho địa phương. Trên địa bàn huyện có 15/32 xã đạt tiêu chí Thu nhập, 16/32 xã đạt tiêu chí Hộ nghèo, 32/32 xã đạt tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và 24/32 xã đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất.

Để đạt được kết quả như vậy, trong quá trình triển khai thực hiện nhóm tiêu chí về Kinh tế và Tổ chức sản xuất, huyện luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp, hướng dẫn của các sở, ban, ngành của tỉnh. Đồng thời, huyện cũng vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo cho khu vực nông thôn. Mặt khác, công tác tuyên truyền, vận động được triển khai sâu rộng, tạo sự chuyến biến tích cực trong nhận thức và cách làm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, người dân đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Chương trình và vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới, từ đó hưởng ứng tham gia thực hiện Chương trình, xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình tổ chức thực hiện, huyện Sơn Dương cũng gặp nhiều khó khăn. Với điều kiện tự nhiên kinh tế còn khó khăn, diện tích đất nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ, dân cư phân bố không đồng đều dẫn đến việc xây dựng và triển khai các đề án, dự án về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện còn hạn chế. Hình thức tổ chức sản xuất đã có một số chuyển biến tích cực, song chưa thực sự hoạt động có hiệu quả, nhất là trong việc sản xuất, chế biến, liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

Người dân thôn Liên Phương, xã Phúc Ứng  thu hái chè

Với mục tiêu đến năm 2025, huyện tiếp tục triển khai đồng bộ Chương trình xây dựng nông thôn mới, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện các tiêu chí trên địa bàn 32/32 xã của huyện. Xây dựng nông thôn huyện Sơn Dương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Có hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, môi trường, sinh thái được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo. Đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Cấp ủy chính quyền huyện xác định cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp như:

(1) Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, nâng hệ số, giá trị sử dụng đất. Đồng thời khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế nông nghiệp ở nông thôn (kinh tế hộ, kinh tế tập thểm tổ hợp tác, hợp tác xã...), gắn với đó là xúc tiến giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn vào các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

(2) Làm tốt công tác giảm nghèo theo hướng chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp, quan tâm đến công tác giảm nghèo và an sinh xã hội ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc gắn với việc thực hiện Đề án, kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

(3) Tập trung đầu tư đồng bộ các giải pháp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã thông qua việc kết nối để doanh nghiệp hợp tác liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Triển khai đồng bộ, kịp thời các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi để người dân thành lập các mô hình kinh tế tập thể, cùng với các loại hình kinh tế khác đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện nhóm tiêu chí Kinh tế và Tổ chức sản xuất trong nông thôn mới./.

Nguyễn Thị Thu Hương/VPĐP NTM tỉnh

Tin cùng chuyên mục