Tuyên Quang xây dựng nông thôn mới thực chất, đáp ứng nguyện vọng của người dân

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với hành trình hơn một thập kỷ qua đã tạo dựng những dấu ấn phát triển đặc biệt, góp phần mang đến diện mạo khởi sắc cho bức tranh nông thôn của tỉnh. Với phương châm bền vững, thực chất, không chạy theo thành tích, đặc biệt không có tình trạng nợ tiêu chí NTM, qua đó đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi của nhân dân.

Một tuyến giao thông nội đồng xã Kim Quan, huyện Yên Sơn.

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức bủa vây bởi đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và huy động nguồn lực đầu tư, phát triển khu vực nông thôn, nhưng phong trào xây dựng NTM trên địa bàn Tuyên Quang vẫn tiếp tục giữ được “lửa”. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã, đặc biệt là Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang “về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đã hướng phong trào xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tiếp tục được đẩy mạnh ở khắp các huyện, thành phố và đạt được những kết quả tích cực. 

Vùng sản xuất lạc xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình.

Ðề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đã chú trọng huy động hợp lý các nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, trong đó ưu tiên xây dựng hạ tầng vùng sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, thôn, xóm, tổ dân phố theo cơ chế tự chủ của cộng đồng dân cư. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch, đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Chú trọng việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, dành quỹ đất cho phát triển trang trại chăn nuôi, nuôi thủy sản, từng bước nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nội ngành. Ðẩy mạnh việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các làng nghề ứng với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động. Quan tâm nâng cao chất lượng các tiêu chí thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường, văn hóa, giáo dục; tuyên truyền, vận động xây dựng và nhân rộng nếp sống văn hóa, văn minh; đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ vững an ninh trật tự xã hội. Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở đã xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên để tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự chuyển biến rõ nét, hiệu quả chương trình xây dựng NTM. Củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp; tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc địa phương, cơ sở thực hiện nhiệm vụ.

Đến nay toàn tỉnh đã có 45/122 xã đạt chuẩn NTM, 02 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Tuyên Quang xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025: Toàn tỉnh có trên 68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (85/122 xã), trong đó: Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí của 45 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu có thêm ít nhất 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trên 30% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và 10% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nâng số tiêu chí bình quân chung toàn tỉnh trên 17 tiêu chí/xã. Có thêm Huyện Hàm Yên đạt chuẩn huyện nông thôn mới; duy trì, giữ vững thành phố Tuyên Quang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu 100% số xã trên địa bàn tỉnh có ít nhất 01 thôn đạt chuẩn “Thôn nông thôn mới kiểu mẫu” và 02 vườn hộ gia đình đạt chuẩn “Vườn mẫu nông thôn mới”.

Lễ trao Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao cho xã Thái Bình (Yên Sơn).

Kế hoạch năm 2021 có 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay đã có 01 xã đạt 18/19 tiêu chí, 06 xã đạt 14/19 tiêu chí, 01 xã đạt 13/19 tiêu chí, 01 xã mới đạt 12/19 tiêu chí (xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hóa);  Đối với 05 xã nâng cao, đến nay xã Sơn Nam đã đạt 16/18 tiêu chí, các xã còn lại đạt 14 đến 15 tiêu chí. Đối với xã Thái Bình, huyện Yên Sơn đăng ký đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đã hoàn thành 03/04 tiêu chí (theo QĐ số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018) gồm: Tiêu chí số 2 về Giáo dục - Y tế - Văn hóa; tiêu chí số 03 về Môi trường; tiêu chí số 4 về An ninh trật tự - hành chính công, còn 01 tiêu chí chưa đạt (Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo). Xã đang nghiên cứu mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng rau sạch trong nhà lưới, diện tích khoảng 5.000 m2.

Giữ "lửa" tinh thần ra quân xây dựng NTM sẽ giúp các địa phương thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra, góp phần quan trọng ổn định kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế nói chung, tạo sự ổn định, phát triển chung của tỉnh. Để làm tốt nhiệm vụ này, ngày 11/6/2021 UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch số 98/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 11/9/2021 của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc phân công các thành viên ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia phụ trách các xã đăng ký hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, gắn trách nhiệm các sở, ngành trong xây dựng NTM, qua đó, đáp ứng sự kỳ vọng của người dân nông thôn.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2 đến 2,5%/năm; Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 16/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XVII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Theo đó, đến năm 2025 xây dựng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào cơ bản đáp ứng các tiêu chí Khu du lịch quốc gia; Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm là khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; xây dựng, phát triển Lễ hội Thành Tuyên là sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có, mang thương hiệu cấp quốc gia; Danh thắng Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình là trung tâm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá có thương hiệu cấp quốc gia, tiến tới thương hiệu quốc tế; xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tâm linh tạo thành điếm nhấn thu hút khách du lịch; Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 làng văn hóa tiêu biểu gắn với phát triển du lịch; xây dựng từ 01 đến 02 sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn, thu hút khách du lịch; Xây dựng một làng văn hóa dân tộc cấp tỉnh đồng bộ, bài bản, có bản sắc đặc trưng riêng. Phấn đấu đón trên 03 triệu lượt khách du lịch; tổng thu xã hội từ du lịch đạt trên 4.800 tỷ đồng; đóng góp cho GRDP từ 6% trở lên; tạo việc làm cho trên 25.000 lao động;  Nghị quyết số 33-NQ/TU, ngày 22/6/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu phấn đấu đến năm 2023: 100% thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh có Internet băng thông rộng. Triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ 5G tại thành phố Tuyên Quang, khu vực trung tâm các huyện và các khu, điểm du lịch, khu, cụm công nghiệp, các khu tập trung đông dân cư, các khu dịch vụ... Phấn đấu số hóa, tạo lập và kết nối liên thông cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Xây dựng cổng cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Tuyên Quang; 100% các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện phải được cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin cấp tỉnh thẩm định; 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 hoạt động trên nền tảng di động, phục vụ hiệu quả cho người dân, các tổ chức và doanh nghiệp; 100% các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn hoàn thành đầu tư, lắp đặt và thường xuyên sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối thông suốt ba cấp (tỉnh, huyện, xã) phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; 100% các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách công nghệ thông tin khai thác, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh; hoàn thành xây dựng mạng diện rộng (WAN) tỉnh Tuyên Quang đáp ứng cho phát triển chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Đảm bảo liên thông, thông suốt và an toàn thông tin toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh; Nghị quyết số 55/NQ-HĐND, ngày 20-11-2020 của HĐND tỉnh về thông qua Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025, trong đó phấn đấu hoàn thành ít nhất 1.080 km đường giao thông nông thôn và 200 cầu. …. Tất cả đã được tích cực khởi động ngay từ những ngày đầu năm 2021 với mục tiêu thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, tạo sự đột phá và có sức lan tỏa lớn, từng bước hình thành kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh đồng bộ, tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng...

Đặc biệt là việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM là một trong những điều kiện, thủ tục bắt buộc trong hồ sơ xét công nhận và công bố địa phương hoàn thành xây dựng NTM. Việc làm này nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; bên cạnh đó nhằm đánh giá khách quan kết quả xây dựng NTM, nâng cao trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của tổ chức Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở trong việc vận động, giám sát xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Ông Lê Hải Nam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh cho biết “Những thành công trong hành trình hơn một thập kỷ qua thực sự đã tạo bước đột phá lịch sử làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Tuyên Quang, mở ra những bước ngoặt mới, trong giai đoạn mới. Chúng tôi xác định, kết quả đạt được cũng chỉ là sự khởi đầu cho giai đoạn mới để quyết tâm xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại , phát triển kinh tế nông thôn, làng nghề, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng thương hiệu nông sản, sản phẩm OCOP…”  

Để làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Các cấp ủy Đảng cần tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng NTM, cần làm cho từng người dân hiểu, tin tưởng và cùng tham gia, tạo sức mạnh tổng hợp, tạo bước đột phá trong thực hiện chương trình. 

Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực nâng chất lượng các tiêu chí NTM, chú trọng quan tâm các tiêu chí về trường học, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa… với mục tiêu nâng cao thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn và người dân nông thôn thực sự hài lòng về kết quả xây dựng NTM với mong muốn xây dựng trở thành các làng quê đáng sống. Chính vì vậy Kế hoạch số 98/KH-UBND, ngày 11/6/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang đã xác định ngoài nguồn lực của nhân dân và xã hội hóa, Tuyên Quang bố trí dành nguồn lực khá lớn cho đầu tư giai đoạn 2021-2025 (Tổng kinh phí thực hiện chương trình khoảng: 11.296,6 tỷ đồng. Trong đó Ngân sách nhà nước: 4.724,7 tỷ đồng; Vốn tín dụng: 5.006,1 tỷ đồng; Vốn doanh nghiệp: 573,2 tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp: 992,6 tỷ đồng) chủ yếu tập chung chính vào các tiêu chí xây dựng xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển nông nhiệp nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản hàng hóa. Triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với phát triển du lịch, dịch vụ…. 

Với phương châm xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, “làm đâu, chắc đó”, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành các nội dung Kế hoạch số 98/KH-UBND, ngày 11/6/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu đề ra trong giai đoạn 2021-2025./.

Lê Thiệu Tân/Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

Tin cùng chuyên mục