Hội nghị nói chuyện chuyên đề về định hướng giáo dục nghề nghiệp, việc làm cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang năm 2023
Theo kết quả rà soát năm 2022, toàn tỉnh còn 40.522 hộ nghèo, chiếm 18,90%. Mục tiêu hết năm 2025 toàn tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%.
Hiện các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2023 gắn với giai đoạn tiếp theo, phấn đấu đấu đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống dưới 10%, phấn đấu hoàn thành vượt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra (giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2-2,5%).
Các giải pháp trọng tâm đang được triển khai thực hiện gồm: Tăng cường tuyên truyền về giảm nghèo; triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách của Nhà nước, của tỉnh về giảm nghèo bền vững; tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển các mô hình kinh doanh, dịch vụ, tạo nhiều việc làm để tăng thu nhập cho người dân; tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án Xóa nhà ở tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu hoàn thành việc thực hiện xóa 3.820 nhà ở tạm, dột nát cho 100% hộ nghèo…
Cụ thể, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19.310 hộ đầu năm 2022 xuống còn 8.571 hộ vào cuối năm 2025 đối với số hộ nghèo thiếu vốn và giảm từ 9.992 hộ đầu năm 2022 xuống còn 3.527 hộ vào cuối năm 2025 đối với hộ nghèo do thiếu phương tiện sản xuất. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác giảm nghèo; truyền thông, vận động để làm thay đổi nhận thức của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và các hộ nghèo về ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo; biểu dương, khen thưởng các hộ nghèo có nhiều nỗ lực điển hình trong vươn lên thoát nghèo bền vững.
Để thực hiện mục tiêu này, nhiều giải pháp đã được triển khai như: Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất, khai thác những thế mạnh của địa phương như nuôi trồng thủy sản, trồng trọt. Cùng với đó nâng cao thu nhập cho người dân từ việc xuất khẩu lao động, đi làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Trong quý III/2023, toàn tỉnh đã tổ chức tư vấn về chính sách việc làm, học nghề cho hơn 3.218 lượt người lao động; giới thiệu, kết nối việc làm, học nghề cho 400 người lao động (kết quả có 1.832 người lao động tìm được việc làm và đi học nghề). Luỹ kế từ đầu năm đến nay đã tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề cho 12.112 lượt người lao động; giới thiệu, kết nối việc làm, học nghề cho 2.003 lượt người lao động; đăng tải 253 lượt thông tin tuyển dụng việc làm, tuyển sinh học nghề trên website, cổng thông tin điện tử và fanpage của Trung tâm; phát 1.400 tờ rơi, thông báo tuyển dụng, tuyển sinh của các đơn vị doanh nghiệp của các doanh nghiệp cho người lao động; đến tháng 9/2023 có 20.740 lượt lao động được tạo việc làm, đạt 93,4% kế hoạch năm 2023, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022; Trong đó: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh là 12.920 người; Lao động đi làm việc các tỉnh, thành phố 6.925 người; lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng 895 người đã đem lại nguồn thu nhập ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; đồng thời từ đầu năm đến nay các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh đào tạo 7.882 học viên, đạt 98,52% kế hoạch; trong đó: Trình độ cao đẳng 119 người, trung cấp 935 người, trình độ sơ cấp và đạo tạo dưới 3 tháng 6.828 người.
Cùng với đó các chính sách của tỉnh cũng đồng bộ ra đời Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND, của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND, ngày 23/02/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; một số nội dung và mức chi giảm nghèo về thông tin thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 của HĐND tỉnh về kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022; Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 về phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022…đã góp phần không nhỏ trong công cuộc giảm nghèo của tỉnh.
Đến nay, các phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, “vì người nghèo” tiếp tục được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tuyên Quang đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân, viên chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tích cực tham gia ủng hộ, xây dựng Quỹ Vì người nghèo các cấp để có nguồn lực hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo. Trong đó, các cấp, các ngành đang tập trung thực hiện hiệu quả Đề án xóa nhà ở tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu hoàn thành việc thực hiện xóa 3.820 nhà ở tạm, dột nát cho 100% hộ nghèo. Đồng thời, tiếp tục rà soát, đánh giá hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều để có giải pháp hỗ trợ phù hợp; tăng cường công tác tư vấn giới thiệu việc làm, nhất là xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; thu hút đầu tư để tạo nhiều việc làm mới; nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội; khuyến khích phát triển du lịch, dịch vụ gắn với thế mạnh của mỗi địa phương...Năm 2022 xóa 2.434 nhà tạm, dột nát; tính đến hết tháng 8/2023 đã hoàn thành xoá 629 nhà tạm, dột nát tại các xã xây dựng NTM năm 2023.
Không chỉ vậy Tuyên Quang còn chủ động hướng dẫn các địa phương trong tỉnh chủ động xây dựng phương án trợ giúp xã hội, ổn định đời sống nhân dân khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn. Thường xuyên rà soát năm chắc tình hình đời sống nhân dân, kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do ảnh hưởng thiên tai, hoả hoạn, tai nạn rủi ro; triển khai hỗ trợ cho các hộ gia đình thiếu lương thực trong thời gian giáp hạt. Tiếp tục phối hợp triển khai công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi; duy trì thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với người cao tuổi, người khuyết tật, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thực hiện tốt các chính sách, chương trình thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong thời gian giáp hạt năm 2023, các huyện đã hỗ trợ 5.240 hộ, 16.653 khẩu, 249.795kg gạo, kinh phí 3,7 tỷ đồng.
Thông qua việc triển khai tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, giảm nghèo, đã có tác động mạnh mẽ, giúp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số về đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện; an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trên 90% số thôn bản có đường giao thông nông thôn; 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%; toàn tỉnh có 62 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 15,12 tiêu chí/xã, có 08 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Với những giải pháp đồng bộ được triển khai, hy vọng công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được hiệu quả cao hơn. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa tỉnh Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc./.